GIÁ CÁ HỒI THẾ GIỚI DỰ BÁO TĂNG TRƯỚC NHU CẦU BÙNG NỔ TỪ TRUNG QUỐC
Trung Quốc có thể nhập khẩu lên tới 300.000 – 400.000 tấn cá hồi vào 2025, điều này có thể khiến giá tăng nếu lượng sản xuất không thể bắt kịp, theo Aakre.
Trung Quốc dự kiến nhập khẩu hơn 200.000 tấn cá hồi vào năm 2025, thậm chí là 400.000 tấn nếu lượng cung có đủ, theo một người trình bày tại Diễn đàn Thủy sản Sino-Nordic 2018, tổ chức tại Hội chợ China Fisheries & Seafood Expo.
Diễn đàn được tổ chức bởi Danske Bank và China Aquatic Product Processing and Marketing Alliance (CAPPMA), các diễn giả cho hay, sản lượng nhập khẩu cá hồi của Trung Quốc năm 2017 vào khooảng 80.000 tấn.
Dây chuyền chế biến cá hồi Marel tại Hi-Chain gần Thượng Hải, Trung Quốc
Arild Aakre, Giám đốc bán hàng toàn cầu tại Tập đoàn nông nghiệp Cermaq, cho biết Trung Quốc có thể dễ dàng vuợt qua 200.000 tấn.
“Công ty có thể bán nhiều hơn hoặc ít hơn bất cứ thứ gì bạn muốn vào thị trường Trung Quốc, thách thức nằm ở phía nguồn cung”, Aakre nói về tăng trưởng chậm ở Na Uy và những nơi khác.
Trung Quốc thậm chí có thể nhập khẩu lên tới 300.00 – 400.000 tấn vào 2025, tuy nhiên việc này sẽ khiến giá tăng nếu lượng sản xuất không thể bắt kịp, Aakre phân tích.
Hơn nữa, vấn đề là hiện nay Trung Quốc đang tìm kiếm cá hồi từ 6 kí trở lên, ông nói.
Tuy nhiên, khi lượng chế biến tăng lên ở Trung Quốc và doanh số bán lẻ, kích thước cá sẽ không thành vấn đề, Aakre cho hay: “Bán lẻ tăng và chế biến nhiều hơn nghĩa là sẽ linh hoạt hơn về kích thước. Hiện 80 – 90% doanh số nằm ở dịch vụ thức ăn. Chúng ta chỉ thấy việc bán lẻ chỉ mới bắt đầu và tập trung ở những thành phố lớn”.
Có sự thay đổi lớn trong thức ăn tiện lợi ở Trung Quốc, trong đó xuất hiện nhiều cá hồi chế biến hơn.
“Ví dụ, bạn thấy một miếng sashimi ở các nhà bán lẻ trung bình, chứ không chỉ ở những nhà bán lẻ cao cấp”, Aakre nói.
Qiao Chen, nguời dẫn đầu bộ phận bán hàng châu Á tại Bravo Seafood, nhà xuất khẩu của Na Uy, cho biết rằng 240.000 tấn là dự đoán của bà cho năm 2025, con số mà Vitora Braathen, đại diện của Hội đồng Thủy sản Na Uy ở Trung Quốc nói rằng “Con số này là thực tế”, theo Braathen của NSC.
Theo Aakre, nhiều cá hồi chế biến hơn sẽ vào Trung Quốc, Bravo bắt đầu bán cá xông khói vào thị trường này.
Theo Chen, tiêu thụ cá hồi cũng đang tăng trưởng ở những thành phố cấp 2 và cấp 3.
“Thị trường đang tăng trưởng theo từng năm, lực mua đang tăng dần. Nhưng Trung Quốc sẽ thấy những đối thủ từ những thị trường đang tăng trưởng khác ở châu Á”, Simun Jacobsen, giám đốc bán hàng của Bakkafrost, nhà nuôi trồng của Faroe cho biết.
Jacobsen dự đoán năm 2025 sản lượng là 200.000 tấn, gấp đôi so với hiện tại.
Ở thời điểm này, Bakkafrost bán khoảng 25% cá hồi tươi của họ sang Trung Quốc.
“Nếu Na Uy đồng ý thỏa thuận giao dịch tự do (FTA) với Trung Quốc, đó sẽ là khả năng rất lớn cho doanh số tổng cộng trong việc tăng trưởng”, ông nói. Tại diễn đàn, Cui He, Giám đốc của CAPPMA, nói rằng ông y vọng sớm thấy được một thỏa thận FTA với Na Uy.
Chen Gongdong, người của tập đoàn đầu tư Trung Quốc Fosun International, nói rằng “ngày càng nhiều loại sản phẩm và phương pháp chế biến” sẽ khiến cho doanh số dễ dàng vượt qua 200.000 tấn trong năm 2025.
Ngoài ra, diễn đàng đang xem xét xây dựng nền tản giao dịch quốc tế cho thực phẩm ở Trung Quốc, trong đó thủy sản sẽ đóng góp một phần đáng kể. Tăng trưởng chuỗi cung ứng cá hồi nhằm thúc đẩy thị trường nhanh hơn cũng sẽ tăng doanh số ở Trung Quốc, theo Chen.
Ngành logistics là thách thức chính trong tăng trưởng doanh số, theo Zhou Xiaodong, Phó chủ tịch của Rich Seafood, nhà chế biến Trung Quốc có trụ sở tại Đại Liên.
“Vấn đề lớn nhất là logistics, nó quyết định thương mại. Nó còn phụ thuộc vào việc liệu có nhiều chuyến bay thẳng hơn không”, ông nói. Công ty cũng cần phải cải tiến phần giao hàng “chặng cuối” trong chuỗi cung ứng vốn chiếm rất nhiều trong chi phí giao nhận.
Thành Nguyên
Theo Kinh tế & Tiêu dùng