CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI ĐANG ‘TÀN SÁT’ NGÀNH CHĂN NUÔI HEO TOÀN CẦU
Trái ngược với nhiều ngành công nghiệp dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã chia các thành phần trong đó thành người thắng và kẻ thua cuộc, người chăn nuôi và các nhà chế biến thịt heo trên thế giới hầu như đang chứng kiến sự sụt giảm về lợi nhuận và nhiều người mất việc làm từ sự kết hợp giữa chi phí thức ăn chăn nuôi gia tăng và giá heo lao dốc.
Ken Maschhoff, Chủ tịch của công ty sản xuất thịt heo gia đình lớn nhất của Mỹ, đã nhìn thấy lợi nhuận sụt giảm vì căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ảnh: Reuters
Công ty của ông, The Machhoffs, đã tạm dừng các dự án tại Mỹ trị giá tới 30 triệu USD và có thể chuyển một số hoạt động ra nước ngoài. Đầu tư vào các hoạt động trong nước hiện sẽ là“lố bịch” khi Trung Quốc và những quốc gia khác trả đũa nông sản của Mỹ, ông Maschhoff nói.
Bên kia địa cầu, Xie Yingqiang, một người chăn nuôi heo Trung Quốc, đã đưa 1.000 con heo tại trang trại của mình đến lò giết mổ hồi tháng 5 để hạn chế thiệt hại sau khi thuế quan của Trung Quốc đối với đậu nành Mỹ làm tăng giá thức ăn chăn nuôi và khiến ông không thể trang trải chi phí.
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ảnh hưởng tới ngành công nghiệp thịt heo của cả hai quốc gia, và những mảnh bom nổ cũng phá hủy các nhà xuất khẩu thịt heo lớn khác như Brazil, Canada và nhiều nhà sản xuất hàng đầu châu Âu.
Trái ngược với nhiều ngành công nghiệp dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã chia các thành phần trong đó thành người thắng và kẻ thua cuộc, người chăn nuôi và các nhà chế biến thịt heo trên thế giới hầu như đang chứng kiến sự sụt giảm về lợi nhuận và nhiều người mất việc làm từ sự kết hợp giữa chi phí thức ăn chăn nuôi gia tăng và giá heo lao dốc.
Nguyên nhân chính là cuộc chiến thương mại diễn ra không đúng lúc, sau một sự mở rộng trên toàn thế giới để ghi nhận mức sản lượng thịt heo đáp ứng kì vọng nhu cầu thịt ngày càng gia tăng và giá thức ăn chăn nuôi ở mức thấp từ nguồn cung ngũ cốc toàn cầu dư thừa.
Tại Mỹ, các công ty chế biến thịt như Seaboard Triumph Foods và Prestage Farms đã chi hàng trăm triệu USD để nâng công suất giết mổ của Mỹ lên hơn 10% từ 3 năm trước lên gần nửa triệu con heo mỗi ngày.
Ngay trước khi các rào cản thương mại gia tăng, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán trong một phân tích hồi tháng 4 rằng, tăng trưởng nguồn cung toàn cầu sẽ vượt nhu cầu trong năm nay, gây ra “cuộc cạnh tranh khốc liệt và mức giá thấp”. Cuộc chiến thuế quan leo thang những xu hướng này bằng cách đóng cửa các thịt trường xuất khẩu, nâng giá thức ăn chăn nuôi và đảo ngược động lực cung – cầu theo khu vực đã giúp củng cố lợi nhuận của ngành.
Thịt heo Mỹ phải đối mặt với thuế quan trả đũa 62% tại Trung Quốc và lên tới 20% ở Mexico, khiến nhu cầu từ hai thị trường xuất khẩu thịt heo hàng đầu của Mỹ giảm và dẫn tới một lượng thịt lớn tồn trong kho đông lạnh.
USDA cho biết chi phí đậu nành của các nhà sản xuất thịt heo đã giảm do dư thừa ngũ cốc nội địa khi Trung Quốc không còn thu mua. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nổ lực để tăng cơ hội cho nông nghiệp Mỹ với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Anh.
Tại Trung Quốc, mức thuế đối với đậu nành Mỹ và dịch tả heo châu Phi đã khiến nông dân phải chuyển heo đến lò giết mổ sớm, làm trầm trọng thêm sự dư thừa theo sau việc phát triển nhanh chóng của các trang trại có quy mô lớn và hiệu quả hơn trong những năm gần đây.
Nguồn: Reuters.
Nguồn cung trong nước cao và nhập khẩu tăng từ các nhà cung cấp khác, như Tây Ban Nha và Brazil, đã bù đắp cho lượng thịt heo nhập khẩu từ Mỹ giảm. Tuy nhiên, dịch tả heo châu Phi bùng phát trong năm nay đã làm gia tăng vấn đề cho các nhà sản xuất thịt heo của Trung Quốc.
Cho tới thời điểm này, hơn 40 trường hợp nhiễm dịch đã được báo cáo ở 13 tỉnh, và việc hạn chế vận chuyển heo sống để kiểm soát dịch bệnh đã dẫn đến tình trạng dư thừa ở một số tỉnh phía bắc và thiếu hụt ở phía Nam.
Trong khi đó, ngành công nghiệp thịt heo của Brazil đã phải chịu mức giá thức ăn cao hơn một phần, vì người nông dân hiện phải cạnh tranh với những người thu mua đậu nành lớn Trung Quốc đã chuyển sang quốc gia Nam Mỹ để tránh thuế đối với đậu nành Mỹ.
Tại Canada, nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, vận may của các nhà sản xuất đã dần biến mất cùng với Mỹ vì giá của họ gắn liền với thị trường lớn hơn nhiều này. Trong tháng 8, giá giảm 31% so với tháng trước, theo số liệu của Hams Marketing Services.
Ông Matheson, một người chăn nuôi tại Manitoba (Canada), dự kiến sẽ bán khoảng 250 con heo của mình với giá 115 đô la Canada cho mỗi con, thấp hơn nhiều so với chi phí nuôi chúng là 150 đô la Canada.
Lyly Cao
Theo Kinh tế & Tiêu dùng