100 CÔNG TY THỦY SẢN LỚN NHẤT THẾ GIỚI CHỦ YẾU Ở ĐÂU?
Gần đây, một số công ty Trung Quốc cho thấy sự thay đổi thứ hạng đáng kinh ngạc trong top những doanh nghiệp thủy sản có doanh thu lớn nhất.
Hằng năm, Undercurrent News thực hiện các báo cáo tổng hợp xếp hạng 100 công ty lớn nhất thế giói của từng ngành dựa trên doanh thu gần nhất của họ.
100 công ty thủy sản lớn nhất thế giới (theo doanh thu) tập trung phần lớn ở Nhật Bản, Na Uy, Trung Quốc.
Dù có nhiều sự thay đổi mỗi năm, một nhóm các công ty lớn trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản như Maruha Nichiro, Thai Union Group và Marine Harvest vẫn luôn duy trì vị trí dẫn đầu trong danh sách hàng năm. Tuy nhiên, gần đây một vài công ty Trung Quốc cho thấy sự thay đổi thứ hạng hiện tại.
Báo cáo năm 2018 bao gồm 6 công ty Trung Quốc, trong đó có 5 công ty của thuộc Trung Hoa Đại Lục là Bright Food Group, Joyvio Group, Zhanjiang Guolian Aquatic Products, Guangdong Evergreen Group và Zoneco Group; cũng như Hong Kong là based Pacific Andes International Holding.
Trong khi đó, báo cáo năm 2017 cũng với số lượng các công ty Trung Quốc như vậy và cùng các thành viên đó, kể cả việc tính đến phần lớn doanh thu của Joyvio đến từ việc mua lại Kailis Bros của Úc, bảng xếp hạng không khỏi gây ngạc nhiên bởi mức tăng trưởng đáng kinh ngạc của các công ty Trung Quốc.
Phần lớn giống loài nuôi trồng nằm trong danh sách 100 công ty lớn nhất
Doanh nghiệp nhà nước Bright là một ví dụ, có doanh thu tăng vọt 500% vào năm 2017 so với cùng kỳ năm ngoái, Undercurrent ước tính tỉ lệ tăng trưởng này phần lớn nhờ vào việc mua lại Tập đoàn Shanghai Fisheries General đã nằm trong top 100 của năm ngoái.
Với doanh thu hơn 1 tỉ USD từ thủy sản, Bright là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất của Trung Quốc và là nhà cung cấp chủ yếu các mặt hàng ngũ cốc, rau củ và sữa. Công ty được Undercurrent đánh giá là nhà thầu tiềm năng cho tập đoàn Grupo Iberica de Congelados của Tây Ban Nha, còn được gọi là Iberconsa.
Guolian tăng trưởng 62% vào năm 2017 nhờ vào doanh thu của US Arm.
Sunnyvale Seafoods với những nông trại tôm trên đất liền ở Trung Quốc cũng đã đặt mục tiêu doanh thu hằng năm vào khoảng 3 tỉ USD vào năm 2020, từ mức hơn nửa tỉ USD vào năm 2017.
Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thị trường tôm và cá rô phi đang trong giai đoạn khủng hoảng cùng với chiến tranh thương mại Trung – Mỹ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc được mong đợi sẽ đạt được các thứ hạng cao hơn trong top 100 của báo cáo 2019.
Cẩm Tiên
Theo Kinh tế & Tiêu dùng